Đối với sinh viên ngành công nghệ thông tin (IT), laptop được xem như cánh tay phải vô cùng quan trọng trong việc học tập. Nhưng để học và làm việc hay giải trí một cách chất lượng nhất, thì nên mua laptop như thế nào? Các bạn sinh viên IT hãy đọc bài viết dưới đây để lựa chọn cho mình chiếc laptop phù hợp nhất nhé.
RAM (bộ nhớ tạm)
Sinh viên IT sẽ cần cấu hình laptop có hiệu suất tốt do máy phải thường xuyên xử lý những tác vụ có nhiều thuật toán phức tạp hoặc giải mã phân tích nhiều dữ liệu đòi hỏi dung lượng bộ nhớ tạm lớn và khả năng xử lý phải rất nhanh.
RAM là linh kiện quan trọng trong việc chọn laptop cho sinh viên IT. Để lập trình tốt, bạn cần những thanh RAM với dung lượng lưu trữ lớn. Một chiếc laptop với RAM 8GB là lựa chọn lý tưởng nhưng để đáp ứng tốt nhất thì RAM 16GB sẽ là lựa chọn tối ưu. Ít nhất phải là 8GB đối với thiết kế app hoặc game còn VR thì RAM từ 16GB trở lên vì hầu hết các sinh viên sẽ sử dụng môi trường máy ảo để test các app hoặc chương trình, đòi hỏi bộ nhớ RAM phải đủ lớn để share cho các máy ảo hoạt động như một máy thứ 2 kết nối máy chủ.
Laptop cho việc lập trình nên tối thiểu RAM 8GB
– Khi build một ứng dụng xây dựng từ những đoạn code phức tạp, dài ngoằng thì máy sẽ cần ngốn 1 lượng băng thông (Bus) khá khủng trên Ram.
– Nếu bạn định hướng trở thành nhà phát triển ứng dụng trên các thiết bị di động thông minh hoặc sử dụng những phần mềm lập trình yêu cầu tài nguyên lớn như Visual Studio thì mình khuyên bạn nên nâng cấp chiếc Laptop với RAM 16GB.
– Thêm lý do để nâng cấp Ram là hầu hết các sinh viên IT hiện nay không chỉ đơn thuần ngồi viết code mà thường kết hợp xử lý song song với thiết kế các nền tảng platform, đồ họa (photoshop, illustrator), giao diện (css, html), tạo cơ sở dữ liệu (sql, sqlite, sql server…) v..v.. nên sớm hay muộn cũng sẽ cần một bộ nhớ khủng để xử lý song song các công việc trên.
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Laptop cho việc lập trình nên có CPU từ Core i5 hoặc i7
CPU (Chip vi xử lý) cũng là yếu tố hàng đầu khi chọn laptop cho sinh viên IT. Công việc lập trình đòi hỏi xử lý đa nhiệm, phải mở nhiều tab một lúc, do đó đòi hỏi bộ vi xử lý đa luồng. Với sinh viên lập trình, CPU nên từ Core i5 trở lên. Nếu ngân sách đủ đáp ứng, bạn nên đầu tư Core i7 là tốt nhất.
Ổ cứnglưu trữ và chế độ tản nhiệt
Một ổ cứng SSD tốc độ cao (Super Speed Storage) sẽ làm tăng tốc độ đọc ghi dữ liệu làm tăng hiệu năng của ứng dụng. Laptop với bộ nhớ SSD sẽ làm tốc độ và hiệu năng làm việc của máy tăng lên đáng kể. Với người làm công việc IT, việc sử dụng bộ nhớ SSD để lập trình là điều cần thiết giúp máy tính tăng tốc độ lên tối đa.