I. Nguyên nhân khiến laptop nóng quá tự tắt
1. CPU hoạt động quá tải
Do chạy quá nhiều ứng dụng, phần mềm cùng lúc,…hoặc chơi game nặng, đồ họa cao có thể khiến cho tiến trình xử lý của CPU quá tải, khiến cho laptop nóng quá mức cho phép và tự tắt đột ngột. Bạn cần hạn chế để giảm tải hoạt động của CPU. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng cao trong khi cấu hình máy không đủ đáp ứng, bạn cần nâng cấp ram, ổ cứng, card đồ hoạ…cho máy.2. Quạt tản nhiệt không hoạt động
Quạt tản nhiệt có vai trò hạ nhiệt cho các thiết bị trong máy, giúp luồng khí nóng được lưu thông ra ngoài. Nếu máy phát ra tiếng ồn hoặc tiếng động lạ trong khi bạn đang sử dụng thì rất có thể quạt đã bị hỏng, bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa máy tính hoặc thay quạt mới sớm nhất có thể để tránh tình trạng laptop nóng quá tự tắt, ảnh hưởng không tốt cho các thiết bị bên trong máy.3. Laptop lâu ngày không được bảo dưỡng
Lâu ngày không vệ sinh, bảo dưỡng cho laptop có thể khiến cho các thiết bị bên trong như quạt thông hơi, khe tản nhiệt,…bị bám bụi, dẫn đến trình trạng kém hoạt động hơn bình thường. Chúng tôi khuyên bạn nên bảo dưỡng, vệ sinh laptop định kỳ 3 tháng/lần để tránh tình trạng này.II. Laptop quá nóng có ảnh hưởng gì không?
Tất nhiên là ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì nhiệt độ là nguyên nhân của 80% các loại bệnh trên laptop, máy tính. Đó là lý do mà bạn cần phải quan tâm đặc biệt đến nhiệt độ trên máy. Nhiệt độ quá cao vượt ngưỡng cho phép khiến CPU tự ngắt hoạt động gây ra tình trạng laptop nóng quá tự tắt. Laptop quá nóng trong thời gian dài dẫn đến hở chân chipset, chết tụ, phù tụ, lỗi I/O…còn pin laptop quá nóng dẫn đến chai phồng, cháy mạch…Khi laptop nóng quá tự tắt khiến ổ cứng HDD dễ bị lỗi hỏng cơ do bị ngưng hoạt động đột ngột.III. Cách khắc phục tình trạng laptop nóng quá tự tắt
- Khi máy có triệu chứng hoạt động chậm chạp, nóng thì bạn cần tắt bớt các ứng dụng đang sử dụng để giảm tải công suất cho CPU và RAM giúp hệ thống nhẹ bớt, không phát ra nhiều nhiệt.
- Kiểm tra lại hệ thống ứng dụng có bị chạy song hành, có bị ngốn ram nhiều không. Tắt bớt những phần mềm nào đang chạy ngầm hoặc không cần thiết hoặc giảm tải cho hệ điều hành.
- Nếu cảm thấy máy tính hoạt động chậm chạp, kiểm tra dung lượng Ram khi chạy hệ điều hành xem có tốn dung lượng Ram nhiều không. Không chạy bất kỳ ứng dụng nào khác, nếu dung lượng Ram dưới 1Gb nghĩa là hệ điều hành ổn định, không bị hao hụt dung lượng Ram khi chạy, nếu dung lượng Ram cao thất thường lớn hơn 1Gb thì bạn cần phải xem lại bản hệ điều hành đang dùng. Tốt nhất nên cài lại win cho máy tính để bộ nhớ Ram được giải phóng khỏi các ứng dụng ngầm và các file rác của hệ điều hành.
Giải phóng dung lượng RAM
- Thường xuyên sờ máy và nghe để biết quạt tản nhiệt có quay, có hoạt động bình thường hoặc có tiếng kêu to bất thường không? Xác định nguyên nhân từ quạt sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục laptop bị nóng
- Dùng đế tản nhiệt cho laptop để laptop luôn được mát, giúp CPU chạy mượt mà.
Dùng đế tản nhiệt cho laptop
- Không nên sử dụng tiếp khi thấy laptop nóng quá và quạt thì kêu to, đó là lúc CPU đang hoạt động quá tải. Tắt bớt các ứng dụng hoặc cho laptop nghỉ ngơi tới khi hết nóng rồi hãy sử dụng tiếp.
- Bạn nên nghĩ tới việc nâng cấp Ram nếu laptop hay bị chạy chậm yếu thường xuyên. Điều này cũng giúp giảm bớt được tình trạng laptop nóng quá tự tắt